DIỄN ĐÀN LỚP 06X1A TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN LỚP 06X1A TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 SUA CHUA VET NUT DAM BTCT

Go down 
Tác giảThông điệp
colen_youandi
Admin
colen_youandi


Tổng số bài gửi : 203
Join date : 15/09/2008
Age : 38
Đến từ : thừa thiên huế

SUA CHUA VET NUT DAM BTCT Empty
Bài gửiTiêu đề: SUA CHUA VET NUT DAM BTCT   SUA CHUA VET NUT DAM BTCT Icon_minitimeThu Mar 26, 2009 12:02 am

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NỨT THƯỜNG GẶP:
VẾT NỨT DO NHIỆT ĐỘ.
VẾT NỨT DO CO NGÓT.
VẾT NỨT DO TẢI TRỌNG.
VẾT NỨT DO BIẾN DẠNG NỀN.

A. NGUYÊN TẮC XỬ LÍ VẾT NỨT:
- Tìm hiểu rõ tình hình: tình trạng thực tế của kiến trúc, tình trạng vết nứt…
- Nhận biết tính chất vết nứt.
- Làm rõ mục đích xử lí.
- Bảo đảm an toàn cho kết cấu.
- Đáp ứng yêu cầu sử dụng.
- Đảm bảo độ bền nhất định.
- Xác định thời gian xử lí hợp lí.
- Ngăn ngừa những tổn thương không cần thiết.
- Cải thiện điều kiện sử dụng của kết câu, loại bỏ các nhân tố sinh ra vết nứt.

Phương pháp xử lí có thể thực hiện được.
Đáp ứng yêu cầu thiết kế, tuân theo các qui định có liên quan của tiêu chuẩn qui phạm
B. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ.
Sửa chữa bề mặt.
Sửa chữa cục bộ.
Phun áp lực vữa ximăng.
Phun vữa hoá học.
Giảm nội lực kết cấu.
Tháo dỡ làm lại.

I. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ BỀ MẶT:
* Ưu điểm:
Phương pháp này xử lý đơn giản , dễ làm, xử lý nhanh, thời gian ngắn .
Đáp ứng được yêu cầu kiến trúc.
* Nhược điểm:
Chỉ xử lý được những vết nứt nhỏ, không nguy hiểm đến kết cấu và khả năng chịu lực của kết cấu.
* Phạm vi áp dụng:
Phương pháp này được áp dụng với vết nứt do co ngót, nhiệt độ có khe nứt nhỏ, không ảnh hưởng khả năng chịu lực kết cấu.
1.Nén chặt trát phẳng.
Đối với vết nứt co ngót, lún trước lúc bêtông đông cứng dùng xẻng hoặc bàn xoa sắt đặp chắc làm phẳng để loại bỏ vết nứt loại này.
VD: Sàn bê tông mới đổ do bảo dưỡng không tốt trong thời gian bê tông đông kết ( thời gian khoảng 1 đến 3 giờ ) sau khi đổ , nên gây ra các vết nứt chân chim trên bề mặt. Do đó ta phải xử lý bề mặt bằng cách nén chặt trát phẳng bằng xẻng,bàn xoa săt.
2 .Sơn dung dịch êpôxy:
- Làm sạch bề mặt cần xử lý.
- Loại bỏ vết dầu bẩn, sau đó dùng asetol hoặc xylene hoặc cồn chà sạch, đợi sau khi khô dùng bàn chải, quét đi quét lại dung dịch epôxy cách 3 đến 5 phút quét một lần, chiều dày lớp quét đạt khoảng 1 mm thì ngưng .
VD: Tường bị nứt do co ngót, khe nứt nhỏ trên diện tích rộng, phương hướng không các định, vị trí mặt ngoài tường chịu tác dụng của thời tiết.
3.Làm tăng tính hoàn chỉnh của bề mặt.
-Xử lí bề mặt.
-Tạo ra lớp mặt vữa ximăng
-Tạo ra lớp mặt bêtông đá nhỏ.
VD: Sàn bị nứt ,khe vết nứt tương đối rộng,diện phân bố tương đối rộng nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu.
4.Láng keo êpôxy:
-Xử lí bề mặt.
-Sơn một lớp dung dịch vữa êpôxy.
-Láng lớp keo êpôxy.
VD: Đối với nứt số lượng không nhiều, lại không tập trung ,chiều rộng vết nứt lớn hơn 0.1mm.
5.Dung dịch êpôxy dán vải sợi thuỷ tinh:
-Xử lí bề mặt.
-Chọn và xử lí vải sợi thuỷ tinh.
-Trộn vật liệu dán vải sợi thuỷ tinh.
-Lót và làm phẳng.
-Quét và dán vải sợi thuỷ tinh.
VD: Đối với vết nứt cần xử lý bề dày keo dày nên kết hợp với lớp sợi thuỷ tinh chống nứt bề mặt sau khi sơn .
6.Khép kín khe ở trên bề mặt.
-Khoan lỗ hoặc đục rãnh ở hai bên vết nứt.
-Đặt cốt thép, hoặc tấm kim loại hình chữ U vào trong rãnh: Để hạn chế vết nứt phát triển thêm
-Dùng loại vữa không co ngót như vữa êpôxy rêsin bơm vào rãnh để neo.
VD: Đối với nứt rộng, dài không thể dùng keo thì dùng phương pháp khoan lỗ đục rãnh bên vết nứt, đặt tấm kim loại chữ U vào rãnh, dùng vữa bơm vào để neo lại.

Theo Tuvankientruc
Airblade
07-01-2008, 12:54 AM
II. PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA CỤC BỘ
* Ưu điểm: Ngăn chặn được vết nứt phát triển và kết cấu làm việc trở lại bình thường, đựơc áp dụng phổ biến.
* Khuyết điểm: Ảnh hưởng đến không gian kiến trúc, khi thay đổi cách làm việc cảu cấu kiện (thay đổi sơ đồ tính so với sơ đồ ban đầu), tốn kém, khó áp dụng đối với cấu kiện phức tạp.
1.Phương pháp chèn lấp.
Áp dụng đối với những vết nứt không ảnh hưởng đế an toàn và dộ bền kết cấu
Các bước thực hiện:
Dùng đục thép, đĩa cắt mở rộng vết nứt, đục thành rãnh hình chữ V, hoặc hình thang.
Ép từng lớp và làm phẳng bằng vữa êpôxy, PVC, hoặc bi tum để bịt kín vêt nứt.

[Only registered and activated users can see links]

VD: Cọc đúc sẳng của nhà máy một tầng, do va chạm trong thi công làm cho gần phần chân của cốt nền sinh ra vết nứt rộng 0.3 đến 0.5mm. Công trình này sau khi mở rộng khe đã chèn vữa xi măng mác cao ngăn ngừa cốt thép bị ăn mòn.
2.Phương pháp ứng suất trước:
Áp dụng cho những vết nứt có ảnh hưởng đến kết cấu . Phương pháp này làm thay đổi cách làm việc của các cấu kiện.
- Các bước thực hiện
- Dùng máy khoan khoan lỗ trên cấu kiện.
- uồn bulông vào, sau khi căng ứng suất trước thì vặn chặt êcu.

[Only registered and activated users can see links]

VD: Dầm bị nứt do quá tải, làm cho dầm bị võng. Ta dùng dây cáp có tăng đơn ở giữa, hai đầu dây cáp neo vào hai cột .

3. Phương pháp đục bỏ một phần đổ bê tông lại:
Áp dụng đối với các cấu kiện đơn giản như cọc BTCT, dầm, cột. Nhược điểm không thể áp dụng đối với vết nứt ảnh hưởng đến kết cấu, phải có biện pháp an toàn cho kết cấu trước khi làm.
Các bước thực hiện:
Đục bỏ bêtông ở gần vết nứt, rữa sạch, tưới ướt đẫm, đổ bêtông cường độ cao hơn một cấp, bảo dưỡng đến cường độ qui định.
VD: Khẩu độ nhà xưởng dùng dầm mỏng bụng, vì cây chống dầm xếp chồng thẳng đứng hỏng nên bị đổ làm cho dầm xuất hiện 6 vết nứt ngang chiều rộng vết nứt lớn nhất là 1.2mm. Phương pháp xử lí công trình này là sau khi đục bỏ 1 phần vết nứt và bê tông ở bên cạnh, đổ bê tông đá nhỏ trương nở. Dẩm mỏng bụng vẫn dùng cho công trình chưa phát hiện có hiện tượng gí khác.
4. Phương pháp tăng cốt thép cục bộ:
Áp dụng đối với cấu kiện hạn chế về không gian kiến trúc như dầm, cột …Nhưng khó khăn trong việc liên kết giữa cốt thép cũ và cốt thép mới để đảm bảo cho chúng làm việc chung.
Ứng suất cốt thép chịu lực của cấu kiện có khả năng vượt quá cường độ chảy, nên cần đục bỏ bêtông ở gần vết nứt, sau khi tăng cốt thép mới đổ lại bêtông.

[Only registered and activated users can see links]

VD: Cột BTCT của một phân xưởng 1 tầng, sau khi lắp đặt bị va chạm sinh ra nết nứt, chiều rộng vết nứt 0.6 ~3mm , ứng suất cốt thép chổ nứt vượt quá điểm chảy công trường này xử lí bằng phương pháp cục bộ: đục bỏ bê tông gần vết nứt.

5. Phương pháp bọc cục bộ bên ngoài bằng thép hình hoặc thép tấm:
Áp dụng đối với cấu kiện hạn chế về không gian kiến trúc như dầm, cột …Nhưng khó khăn trong việc liên kết giữa cốt thép cũ và cốt thép mới để đảm bảo cho chúng làm việc chung.
Các bước thực hiện:
Đục bỏ lớp trát của dầm, mài các góc dưới của dầm thành các góc lượn để thép góc gia cường có thể dính sát vào dầm
VD: Cột bị nứt ở phía moment dương, vị trí vết nứt ở giữa cột, số lượng ít, chiều rộng lớn, lớn 1.2 mm. Nguyên nhân vết nứt do thiếu cốt thép vùng chịu kéo.Xử lí bằng phương pháp bọc cục bộ bên ngoài bằng thép hình hoặc thép tấm.

Theo Tuvankientruc
Airblade
07-01-2008, 12:55 AM
III.PHƯƠNG PHÁP PHUN VỮA HÓA CHẤT
Các hoá chất thường dùng.
Êpôxy rêsin.
Axit acrylic methylbenzen.

[Only registered and activated users can see links]

IV.PHƯƠNG PHÁP GIẢM NỘI LỰC CỦA KẾT CẤU
* Ưu điểm: kết cấu được làm việc trở lại bình thường, tận dụng hết khả năng làm việc của cấu kiện.
* Nhược điểm: Ảnh hưởng đến không gian kiến trúc, thay đổi công năng của môi trường làm việc. Một số vị trí không thể áp dụng được vì không có không gian kiến trúc bị hạn chế.
1.Giảm tải kết cấu:
Giảm nhẹ trọng lượng bản thân kết cấu (ví dụ: thay tường gạch bằng tường nhẹ, thay mái bằng BTCT bằng khung thép nhẹ…)
Cải thiện điều kiện sử dụng công trình, giảm tải trọng kết cấu.
Cải thịên công dụng công trình.
VD: Sàn của nhà xưởng bị võng do quá tải xuất hiện vết nứt. Xử lí phòng này là thay đổi công năng sử dụng như chuyển thành văn phòng làm việc.
2.Tăng thêm gối giảm nội lực kết cấu.

[Only registered and activated users can see links]

Tăng thêm cột mới (gối đỡ), giảm nhịp tính toán giúp giảm nội lực của kết cấu.
VD: Dầm vị võng sinh ra vết nứt ở mặt bị nén. Ta dùng một thanh chống ở dưới, chống giữa dầm. Khi đó sơ đồ tính nội lực của hệ dầm thay đổi( sơ đồ tính như trên), momen lớn nhất ở giữa nhịp giảm.
3.Đặt thêm kết cấu nhằm làm giảm tải:
Dầm sàn dùng thép hình làm kết cấu giảm tải, nếu nhịp dầm tương đối lớn có thể dùng khung làm kết cấu giảm tải
VD: Dầm lớn BTCT nhịp 10 m của một cửa hàng bách hoá do sai xót về thiết kế, lại chất lượng thi công kém làm cho dầm nứt nghiêm trọng. Vì khả năng chịu tải của dầm quá yếu ngoài vết nứt nghiêm trọng còn thấy cục bộ BT chịu nén bị phá vỡ có chổ cốt thép bị lộ ra ngoài , công trình này đặt thêm khung giảm tải để gia cố.
V.PHƯƠNG PHÁP GIA CƯỜNG KẾT CẤU
1.Gia cường kết cấu Panel:
Có 3 phương thức để xử lí:
Thêm cốt thép vào khe tấm.
Bố trí cốt thép trong lỗ tròn, tạo thành gia cường sườn.
Đặt cốt thép trong lỗ tròn để gia cường.
2.Gia cường vết nứt tấm mái cỡ lớn:
Đặt thêm cốt thép ứng suất trước theo chiều đứng .
Toàn bộ chiều dài khe tấm bố trí khung cốt thép.
Khe sàn cục bộ bố trí khung cốt thép.
3.Gia cường tấm bêtông đỗ tại chỗ:
Gia cường tấm sàn .
Gia cường tấm sàn ban công .
Gia cưòng tấm ô văn.
4.Gia cường vết nứt dầm:
Hàn thêm đai cốt thép để gia cường.
Bọc ngoài bằng bê tông cốt thép .
Gia cường bằng bọc thép ở ngoài.
Keo kết cấu dán bản thép.
Bố trí thêm thanh kéo ứng suất trước.
Về Đầu Trang Go down
https://sechia.forum-viet.com
 
SUA CHUA VET NUT DAM BTCT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» THI CÔNG SÀN BTCT
» DO AN BTCT 1(VIP)
» DO AN BTCT 2 (chuan)
» THI CÔNG KHUNG BTCT
» THAO LUAN DỒ ÁN BTCT1

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP 06X1A TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG :: 06X1A :: TÀI LIỆU-
Chuyển đến